Where we share our feelings
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Ta đang sống đúng không?
by TaThan Fri Jul 09, 2010 11:01 am

» Tự giới thiệu (Đề ngị cho tất cả thành viên diễn đàn)
by TaThan Fri Jul 09, 2010 10:34 am

» Hướng nghiệp: Ngành quản trị mạng
by TaThan Fri Jul 09, 2010 10:30 am

» [PC - Game] Serious Sam - Chơi và cảm nhận
by TaThan Fri Jul 09, 2010 10:18 am

» Visual Novel: Fate stay night
by lightning Fri Jul 09, 2010 5:08 am

» CÁI LẠNH............!!!
by yugioh Wed Jul 07, 2010 6:44 pm

» TÁCH VÀ CAFE ^-^
by yugioh Wed Jul 07, 2010 6:32 pm

» NỀN ĐộNG CHO BLOG...
by Knight Wed Jul 07, 2010 6:43 am

» alo
by TaThan Wed Jul 07, 2010 4:59 am

» ♥ My Boo ♥
by Naomi_KZ Tue Jul 06, 2010 10:57 pm


MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

4 posters

Go down

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI Empty MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

Bài gửi by tienloc Wed Jun 30, 2010 1:48 am

1. Thổi tắt ngọn đèn

Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
2. Con đường bao xa

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
3. Hành trình rước đuốc

Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
4. Cử chỉ điệu bộ

Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
5. Tiếng nói tri âm

Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.
6. Dạ hội hóa trang

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
7. Đóng vai nhân vật

Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
8. Điệu nhảy khó quên

Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
9. Thời trang ánh lửa

Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
10. Xúc cảm tâm hồn

Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
BONG BÓNG

Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.
Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.
THỔI NẾN

Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến của bạn mình.
UỐNG NƯỚC

Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.
Ai uống xong trước là thắng.
KỂ CHUYỆN

Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì bị loại.
PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN

Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.
RƯỚC ĐUỐC

Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG

Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
THI GIỌNG NÓI

Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con...
Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Các khán giả quan sát và cho điểm.
LÀM MẶT NẠ

Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI

Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
THI NHẢY LỬA

Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG

Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN

Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
THI LÀM MŨ NÓN

Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.
Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng...
Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.
VẬT KỲ LẠ

Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người gánh hàng...).
Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà thưởng.
HOẠT CẢNH NGẮN

Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.
Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được tinh thần đề tài.
VD: Trần Quốc Toản ra quân.
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.
Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày...
Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.
DỰNG MỘT HOẠT CẢNH THEO MỘT SỐ TỪ CHO TRƯỚC

Người điều khiển đưa ra các từ: bộ đội, dân quân, máy bay, tù binh.
Mỗi đội chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà 4 từ đó gợi nên.
VD: Bộ đội hành quân qua đồng trống phải thực hiện các thao tác quân sự như: lăn, lê, bò, toài.
Dân quân chiến đấu bắn rơi tàu bay Mỹ.
Bộ đội và dân quân phối hợp chiến đấu, giải phóng Điện Biên, bắt sống tướng ĐờCát.
Đội chơi nào dàn dựng tốt, có sáng tạo, gây ảnh hưởng tốt cho người xem là đội chiến thắng.
ĐỐT LỬA THI

Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.
Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.
Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.
Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.
CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC

Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba... cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.
Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.
Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.
Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.
NGƯỜI CÂM

Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người, người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.
BỊT MẮT

Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.
BÓNG BAY

Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện... Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ bị loại.
BÓNG CHUYỀN

Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.
CHIẾC NÓN

Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay mũ bằng khăn tay).
Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.
Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.
Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.
Ai làm sai sẽ bị phạt.
CỨU NGUY

Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến, khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa...). Đội nào qua được là thắng.
KỊCH TRONG LỬA TRẠI

Kịch trong lửa trại không giống với kịch trên sân khấu. Việc soạn kịch lửa trại cần sáng kiến của tập thể và mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn dấu ấn của cá nhân. Do đó nó cần nhiều đến tài tháo vát, óc thẩm mĩ không chỉ của một người mà của rất nhiều người. Có thể bất cứ một việc gì, cổ kim, vui buồn... với một chút hài hước, châm biếm chúng ta có thể xây dựng được một vở kịch ngắn ý nghĩa dí dỏm.
Đề tài kịch lửa trại rất phong phú, ta có thể lấy từ trong truyền thuyết, cổ tích, lịch sử, truyền thống, trong sinh hoạt đời thường... miễn sao nó phải có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rõ ràng và có ý nghĩa với người xem.
Kịch dùng trong lửa trại nên dùng kịch ngắn, hài kịch, kịch câm; không nên dùng kịch dài, kịch thơ, kịch hát vì nó sẽ làm loãng không khí và có thể trùng lắp các nội dung khác, hoặc người dự sẽ không nghe thấy rõ nội dung kịch đề cập, sẽ ảnh hưởng đến chương trình chung của đêm lửa trại.
Nội dung kịch trong lửa trại bao giờ cũng phải phù hợp với tâm lý đối tượng: kịch dành cho thiếu nhi, thanh niên, các đối tượng khác... tùy nội dung lửa trại. Kịch lửa trại cần vui nhộn mà không được lố lăng thô tục, hài hước mà không làm ảnh hưởng đến phong tục, nghiêm túc nhưng không khô khan, nhất thiết phải có tính cách xây dựng và giáo dục chiều sâu.
HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI

Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các nhân vật mà mình thể hiện. Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan trọng cần phải lưu ý của đêm vui lửa trại. Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.
Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo... sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà, khi đến đất trại mới lắp ráp lại. Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.
Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.
Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.
Ví dụ: Hóa trang:
- Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những đề tài về khoa học giả tưởng...
BĂNG REO - TIẾNG REO TRONG LỬA TRẠI

Xin giới thiệu một số băng reo - tiếng reo dùng trong sinh hoạt lửa trại.
LỬA TRẠI
Người điều khiển (NĐK): Lửa bếp
Cử tọa (CT) : A! A! A!
NĐK : Lửa đốt nhà
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa lò
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa giết chóc
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa pháo bông
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa căm thù
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa trại
CT : Hoan hô - hoan hô - hoan hô
LỬA
NĐK : Ai tàn phá
CT : Lửa
NĐK : Ai thiêu hủy
CT : Lửa
NĐK : Ai soi sáng
CT : Lửa
NĐK : Reo mừng sự ấm áp nuôi dưỡng và soi sáng của lửa
CT : Hoan ca - hoan ca - hoan ca
NHÓM LỬA
NĐK : Hãy nhóm lên
CT : Ngọn lửa (tay trái đưa ra trước mặt, tay phải chỉ vào lòng bàn tay)
NĐK : Lửa hận thù
CT : Dập ngay (bàn tay trái úp, bàn tay phải đập mạnh lên lưng bàn tay trái)
NĐK : Lửa hờn căm
CT : Dập ngay (chân phải dậm xuống đất hai lần)
NĐK : Lửa yêu thương
CT : Ta cùng nhóm lên - Ah!
Sau đó bắt đầu hát: “Ngọn lửa trái tim”, “lửa trại”...
ĐUỐC SÁNG
NĐK : Đuốc sáng
CT : Soi chân lý (tay phải nắm lại như cầm đuốc, xoay mình một vòng)
NĐK : Thắp sáng
CT : Những niềm tin (hai tay để chéo lên ngực)
NĐK : Khơi gợi
CT : Những khát vọng (hai tay vung lên cao)
NĐK : Vươn đến
CT : Những tầm cao (hai tay nắm lại và tất cả cùng hô vang: “Chiến thắng! chiến thắng! chiến thắng!”).
Cùng nhau bắt bài hát về lửa...
HOAN HÔ ÁNH LỬA
NĐK : Lửa vui
CT : Hoan hoan hô
NĐK : Lửa vui
CT : Bùng bập bùng
NĐK : Lửa vui trong đêm nay, bừng sáng!
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)
NĐK : Sáng soi trong đêm mịt mù
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)
BẮT BÀI HÁT “LỬA TRẠI”
NĐK : Thắp đuốc
CT : Thắp đuốc (ngón trỏ trái làm đuốc, ngón trỏ phải làm lửa chạm vào nhau)
NĐK : Đuốc sáng
CT : Đuốc sáng (năm ngón tay bàn tay trái bung ra)
NĐK : Châm vào củi
CT : Châm vào củi (Nhón gót - tư thế châm vào đống củi)
NĐK : Bùng lên sáng
CT : Bùng lên sáng (động tác quì, hai tay vung lên cao như lửa)
NĐK : Sáng tràn lan
CT : Huy hoàng, huy hoàng, huy hoàng (vỗ tay, nhảy lên, cùng hát bài về ngọn lửa)
SÁNG - TỐI
NĐK : Trăng
CT : Sáng (dang hai tay, lòng bàn tay úp lại)
NĐK : Mây
CT : Bay (xoay mình sang phải rồi trái)
NĐK : Gió
CT : Thổi (nghiêng mình sang phải rồi trái)
NĐK : Sấm
CT : Ầm (khom người xuống)
NĐK : Mưa
CT : Rơi (đập hai tay xuống đất)
NĐK : Tối
CT : Khiếp sợ (hai tay bịt mặt, gục đầu)
NĐK : Sáng
CT : Ah (đứng phắt dậy - vỗ tay - hoan hô)
MỪNG LỬA THIÊNG
NĐK : Lửa nấu ăn
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa hận thù
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa tình yêu
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa chiến tranh
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa thiêng
CT : A (Hai tay xua trên đầu, sau cùng hô to: Hoan hô)
NỔI LỬA LÊN
Tất cả : U... u... u... u...
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Xua tan bóng đêm
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
Cùng hát “Vui ánh lửa trại”
NỔI LỬA LÊN ĐI
NĐK : Ơ nào anh chị em ơi!
CT : Ơi!
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Xua tan ngại ngần
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho con tim hơi ấm
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Nối liền con tim
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho yêu thương tràn đầy
Cùng hát “Gọi lửa”
CÁCH XẾP CỦI LỬA TRẠI

Có nhiều cách xếp củi để đốt lửa trại: Kiểu tăm xe, kiểu hình nón, kiểu tứ diện (củi chó), kiểu lục lăng, củi cây đinh liệu...
HÌNH TĂM XE
Củi được xếp theo hình tăm xe, nghĩa là tất cả củi để dưới đất nhưng có một đầu chống lên nhau đầu kia hướng ra ngoài tạo thành hình tăm xe, dùng lối này ít tốn củi nhưng lửa không cháy cao được.
HÌNH NÓN
Là kiểu sắp xếp củi trên đầu chụm lại và dưới chân loe ra; củi nhỏ và khô ở nòm, củi lớn ở ngoài.
HÌNH TỨ DIỆN
Là kiểu xếp một hình nón ở giữa bằng củi nhỏ và khô, bên ngoài xếp thành hình vuông 2 củi ngang 2 củi dọc cứ thế mà chồng lên nhau bọc lấy hình nón, cao dần lên cho khuất chỏm hình nón, nhớ để chỗ châm lửa về phía gió thổi.
HÌNH LỤC LĂNG
Xếp hình nón ở giữa như trên, bên ngoài bao bọc bằng củi lớn xếp hình tam giác cân, xéo nhau cao lên.
HÌNH BÁT GIÁC
Như kiểu tứ diện song các hình vuông xéo nhau chia thành tám cạnh.
CÂY ĐINH LIỆU
Là hình thức tổ chức lửa trại lớn; ở thành thị thì có thể là cây bông, pháo xì hoa từ gốc đến ngọn (cao khoảng 3-4 mét trở lên) cho cháy lâu hàng giờ để vừa xem vừa ăn uống, vui chơi trò chuyện với nhau. Ta có thể làm cây đinh liệu bằng cách xếp đống lửa trước bằng cả thân cây (không chặt nhỏ) cao từ 2 đến 5 mét. Kiểu này hay xếp thành hình nón và cần đến 6 tới 10 cây cao đều nhau, cây cần khô và có nhựa như cây thông hoặc thuộc loại dễ cháy. Muốn cho cây cháy ngay và sáng rực từ đầu đến chân, ta có thể phết nhựa thông, nhựa chai vào suốt quanh thân cây. Nhớ đừng quên xếp củi hình lục lăng hay bát giác ở dưới cùng để giữ lửa.
CÂY ĐÈN HIỆU
Là hình thức tổ chức lửa trại lớn, ta dùng 1 cây cao và cắm pháo bông từ đầu đến chân cho cháy sáng hàng giờ để thay thế cho việc đốt lửa trại (dạng này chỉ dùng cho những nơi người ta cấm không cho đốt lửa trại). Chúng ta có thể làm cây đèn hiệu bằng cách xếp, cả thân cây cao từ 3 đến 5 mét theo kiểu hình nón và dùng từ 5 đến 7 cây là vừa. Ta nên dùng cây dễ cháy như thông chẳng hạn. Muốn cho tất cả cây cùng cháy rực lên ta dùng nhựa thông phết một lớp mỏng ngoài thân cây, nhưng dù sao muốn nó cháy lâu ta cũng phải xếp 1 đống củi hình tứ giác, lục lăng hay bát giác ở giữa để giữ lửa.
Ngoài ra còn có một cách nữa là cho cát vàng khô vào một chậu hoặc lon, sau đó đổ dầu hôi vào, đánh diêm ném lên cát là cháy, khi hết dầu ta chỉ cần đổ thêm dầu là lửa lại bừng sáng.
Cách này thường làm để trong lòng đống củi để khi trại trưởng châm lửa là nó bắt liền, nếu không có cát thì để ống dầu hôi nhưng nhúng giẻ rách, tránh đổ dầu ở ngoài vào khi lửa không cháy và vì thế nên chuẩn bị củi lửa và đầu trước.
Trong khi làm các kiểu xếp củi trên đây, ta nên nhớ phải để một chỗ hổng để châm lửa vào; nếu dự trù cách khai lửa không bằng cách châm đuốc thì phải tiên liệu nơi bắt lửa đầu tiên, ở đó ta nên để một ít dầu hỏa hay nhựa thông để lửa dễ bắt.
CÁCH TẠO MÀU CHO LỬA

Trong đêm lửa trại nhiều khi cũng cần đến việc sử dụng các cách làm màu cho lửa để tăng phần hào hứng cho đêm lửa trại.
Làm khói: Ném vào đống lửa đang cháy rực rỡ một ít cỏ tươi hay lá tươi.
Làm sáng rực: Ném vào lửa từng nắm rơm khô hoặc giấy cắt nhỏ.
Làm lửa màu đỏ: Ném vào lửa một nắm bột màu đen.
Làm lửa xanh lục: Ném vào lửa một nắm bột sulfate de cuivre.
Làm lửa vàng: Ném vào lửa một nắm muối to hay nhựa.
Làm lửa xanh lơ: Ném vào lửa giấy bạc nhũ trắng.
Làm lửa nổ: Ném hạt nhãn khô, cắt ống lồ ô bịt kín ném vào.
CÁCH LÀM ĐUỐC

Dù có hiện đại đến bao nhiêu đi chăng nữa thì trong đêm lửa trại vẫn cần phải có ánh lửa bập bùng của ngọn đuốc và củi lửa trại. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho đêm lửa trại, đầu tiên chúng ta nên lưu ý đến công việc làm đuốc. Có các cách thường làm sau đây:
Dùng nhựa thông, nhựa tràm, nhựa chai nấu lên cho lỏng rồi lấy các cây gậy vừa tầm tay từ 60 đến 80cm, nhúng đầu gậy vào nhựa khoảng 15cm, sau đó để cho hơi khô và lấy vải hoặc giấy báo bọc xung quanh 1 lần, sau đó tiếp tục nhúng vào nhựa nhiều lần.
Lấy ống sữa bò đóng lên một cây gậy trong có đổ cát vàng khô; lúc sắp đốt đổ dầu lửa vào cho ướt hết thì thôi, đến khi cần quẹt diêm lên là cháy.
Lấy ống tre, nứa khô cho nhựa chai vào trong; ở ngoài quấn giấy xanh đỏ cho đẹp. Nhớ làm cái che tay cho khỏi bị nóng. Khi đốt lên là cháy.
Lấy ống tre xanh tươi trong đổ dầu lửa, rồi lấy vải thấm vào làm bấc đốt lên là cháy.
Dùng ống tre chẻ đầu thành 6-8 phần đều nhau, đặt lon sữa bò vào và dùng dây kẽm cột lại. Bằng cách này dầu sẽ không đổ ra ngoài.
LÀM CHUỘT LỬA

Chuột lửa là một công cụ cho việc châm lửa. Có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy sáng kiến của mỗi người: hoặc từ trên cao chạy xuống, hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa.
TỪ TRÊN CAO CHẠY XUỐNG
- Căng dây kẽm đến thân cây hay một điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng một đoạn dây nilon ngắn để sau khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho việc trình diễn.
- Lấy lon sữa bò, lon bia... cho giẻ tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải se lại thành sợi) cột vào lon.
- Treo lon lên điểm cao nhất của sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng dây tim xuống cho vừa tầm.
- Khi đốt dây thun đứt, lon lửa sẽ trôi theo độ dốc xuống đống lửa.
TỪ DƯỚI CHẠY LÊN:
Nguyên tắc thì vẫn trượt theo dây nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một bên thì nhờ dây thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang và làm hai khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn.
Từ một góc nào đó, dùng dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có sẵn mồi lửa, từ đó chuột sẽ chạy xuống đống củi.
KỂ CHUYỆN LỬA TRẠI

Có những lúc người ta cần yên lặng, giờ phút ấy nếu để trôi qua trống rỗng sẽ làm hỏng cả cuộc vui. Tương trợ cho thời gian “gay cấn” này chúng ta nên kể chuyện.
Những câu chuyện kể có những tác dụng rất lớn: giáo dục, tuyên truyền đến người nghe một cách tế nhị, khéo léo, giúp mỗi người tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho mình.
Quan trọng nhất là phải khéo léo khi chọn câu chuyện để kể sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, tùy lúc tùy nơi... nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Muốn vậy người kể chuyện phải chuẩn bị một số câu chuyện, theo những đề tài nhất định. Những câu chuyện này có thể sưu tầm trong tủ sách “Học làm người”, “Cổ học tinh hoa”, “Quà tặng của cuộc sống”...

Những trò chơi phạt vui, lý thú

1. Cao cẳng cùng còSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.
2. Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
3. Gia đình nhà GàSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…
4. Bữa tiệc bòSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
6. Vịt lạ kỳ Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
7. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…
8. Vịt đẻ trứng vàng
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
9. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.
10. Chú ếch lông bông
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
lol!
tienloc
tienloc

Tổng số bài gửi : 36
Join date : 30/06/2010
Age : 31

Về Đầu Trang Go down

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI Empty Re: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

Bài gửi by The Super Wed Jun 30, 2010 1:56 am

testing
The Super
The Super
The Super
The Super

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 30/06/2010

Về Đầu Trang Go down

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI Empty Re: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

Bài gửi by FallenAngel Wed Jun 30, 2010 2:38 am

Question Question Question

FallenAngel

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 30/06/2010
Age : 31
Đến từ : đèn mờ

Về Đầu Trang Go down

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI Empty Re: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

Bài gửi by Michael Ken Wed Jun 30, 2010 11:56 pm

dài chiến =)
p/s: mở QR lên lào Razz
Michael Ken
Michael Ken
Michael Ken
Michael Ken

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 30/06/2010

Về Đầu Trang Go down

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI Empty Re: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG HỘI TRẠI

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết